Dầu tràm là một loại dầu gió được chiết xuất từ tinh dầu của cây tràm có hương thơm và mùi vị dễ chịu. Dầu tràm được chiết suất từ cây tràm gió, tràm trà, cao khoảng 0,5- 2m phân bố chủ yếu ở các vùng khô hạn của miền Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Từ lâu dầu tràm đã được sử dụng rất rộng rãi. Dầu Tràm có thể phòng ngừa cảm mạo, gió máy cho người già, người bệnh, sản phụ, trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh.. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, dầu tràm được sử dụng nhiều để cung cấp cho những người lính trên chiến trường đem theo phòng cảm.
Cây tràm trà có rất nhiều đặc tính ưu việt. Khi ép và chưng cất, lá của loại cây này cho ra dầu tự nhiên 100%. Phân tích thành phần hóa học của dầu tràm có rất nhiều chất, nhưng chỉ hai hoạt chất có tác dụng là Eucalyptol chiếm 42-52% và α-Terpineol chiếm 5-12%. Eucalyptol có tác dụng sát khuẩn nhẹ, long đàm, hoạt chất α-Terpineol chiết xuất từ tinh dầu tràm.
Dầu tràm nguyên chất có màu gì?
Dầu Tràm khi chưng cất xong có màu trắng – xanh nhạt, có mùi thơm mát. Khi bôi hơi nóng, sau đó mát dần.
Lưu ý: Hiện nay có nhiều cơ sở bán dầu Tràm không rõ nguồn gốc, dầu thường có màu vàng đậm, mùi thơm dạng hóa chất
Công dụng của Dầu Tràm
- α-Terpineol từ tinh dầu tràm có tác dụng kháng khuẩn, dầu thuốc sử dụng α-Terpineol tự nhiên chiết xuất từ dầu tràm có tác dụng ức chế virus cúm H5N1
- Phòng ngừa cảm mạo, trúng gió
- Dầu tràm gió chiết xuất tự nhiên và các chế phẩm dẫn xuất dưới dạng xông, hít mũi trong phòng làm việc, phòng khách, phòng ngủ, trong ôtô…
- Tạo hương thơm dễ chịu lại vừa sát khuẩn, ức chế virus, đặc biệt đang trong mùa cao điểm sốt, cúm.
- Với khả năng chống khuẩn, nấm và khử trùng, tinh dầu tràm trà là liệu pháp chăm sóc và làm đẹp cơ thể an toàn.
- Điều trị các bệnh về da do vi khuẩn hay nấm gây nên như mụn trứng cá, mụn mủ, da nhờn, phồng rộp, mụn cóc…
- Giảm các cơn đau ở khớp tay, chân, trị các vết côn trùng cắn, làm da sưng và ngứa. Các vấn đề về da như viêm da, cháy nắng, phát ban… cũng được chữa nhờ vào đặc tính của tinh dầu tràm trà.
- Trị nhiễm nấm ở bàn chân, chân hôi, nhiễm trùng móng và đau chân
- Trị mụn và da nhờn.
- Dầu tràm có mùi thơm không quá nồng, xoa vào vết bầm tím hay chỗ nhức mỏi vài phút sẽ hết.
Từ hàng trăm năm nay,tại tỉnh TT. Huế có nhiều lò nấu cổ truyền bên đường Quốc lộ 1 A, có xã Lộc Thuỷ có 12 lò nấu dầu tràm và hàng trăm điểm bán dầu dọc đường. Địa phận bán dầu tràm còn lan ra phía Nam tới xã Lộc Tiến và thị trấn Lăng Cô, gần tiếp giáp Đà Nẵng, với hơn 300 điểm bán. Dầu tràm Lộc Thủy nổi tiếng không chỉ bởi mùi thơm mà cả công dụng chữa nhức mỏi hiệu nghiệm
Cách sử dụng dầu Tràm
- Thoa hai bên thái dương, xương ức, xương sống…
- Xông dầu trong phòng làm việc, phòng ăn, phòng ngủ…
- Xông, hít, ngửi dầu vào vùng mũi họng.
- Tắm nước ấm có pha thêm dầu.
- Dùng dạng viên nang hay dung dịch uống.
- Để trị mụn, dùng miếng vải cotton nhúng vào dầu tràm trà và thoa trực tiếp lên đầu mụn, thoa dầu tràm trà 2 lần/ngày, trước lúc đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng.
- Đối với các vùng da dễ bị mụn như trán, mũi và cằm, thoa dầu tràm trà trực tiếp lên vùng chữ T. Nếu da mặt bị mụn trầm trọng, nhỏ 3 – 4 giọt dầu tràm trà vào sữa rửa mặt và sử dụng hàng ngày.
- Nhỏ nhiều giọt tinh dầu tràm trà vào bồn nước và ngâm mình giúp cơ thể thư giãn sau khi làm việc hoặc chơi thể thao.
- Nhỏ 3 giọt tinh dầu tràm trà vào cốc nước ấm hoặc kem đánh răng, dùng dung dịch này súc miệng từ 2-3 lần/ ngày sẽ chống hôi miệng, viêm lợi. Nhưng không được uống dung dịch này
Theo Học viện Y học cổ Truyền Tuệ Tĩnh thì Tinh dầu Tràm gió nhỏ mũi chữa cảm cúm và ngạt mũi, dùng xông sát trùng đường hô hấp; dùng uống có tác dụng chống co thắt, chữa ho, long đờm, giúp tiêu hoá; dùng xoa trị đau nhức, tê thấp, dùng bôi các vết xây xát và các vết bỏng, vừa sạch, vừa sát trùng. Liều dùng để uống 10-20 giọt trong một cốc nước, dùng nhỏ mũi với nồng độ 10% trong tinh dầu Lạc hay cồn; dùng rửa thì pha trong nước với nồng độ 0,2%.